Dây cáp lòng thòng
Dự án thành phần 1A (DATP1A) dài 8,22 km, gồm 6,3 km đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và 1,92 km đi qua địa bàn TP.HCM, có điểm đầu giao cắt với tỉnh lộ 25B thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và điểm cuối giao cắt với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc địa phận TP.Thủ Đức, TP.HCM.Công trình có vai trò quan trọng trong việc rút ngắn quãng đường từ TP.HCM sang Đồng Nai, đi sân bay quốc tế Long Thành và các tỉnh lân cận. Sau khi đưa vào khai thác toàn bộ dự án, kết nối toàn bộ với nút giao thuộc DATP1 (dự kiến hoàn thành vào 30.6) sẽ giúp giảm tải cho tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, góp phần phân luồng từ xa, giảm ách tắc cho các tuyến cao tốc cũng như hệ thống đường nội thị TP.HCM.Trong đó, hạng mục quan trọng nhất của dự án là cầu Nhơn Trạch dài 2,6 km nối TP.HCM với Đồng Nai, mở ra hướng kết nối mới giữa TP.HCM với vùng Đông Nam bộ.Phát biểu tại buổi lễ phát động thi đua sáng nay, ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết: Tính đến 28.2, sản lượng lũy kế của toàn DATP1A đã đạt 87,18%, trong đó gói thầu CW1: Xây dựng cầu Nhơn Trạch đạt 94,55% và gói thầu CW2: Xây dựng đường dẫn đạt 76,13%. Đây là dự án thành phần đạt tiến độ cao nhất trong tổng thể dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.Trong chuyến công tác kiểm tra các công trình giao thông vào dịp Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cầu Nhơn Trạch thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, phấn đấu hoàn thành vào dịp 30.4 chào mừng 50 năm thống nhất đất nước."Tôi vẫn còn nhớ Thủ tướng đã nói: Cha ông ta đã chiến đấu hy sinh, đổ xương máu để thống nhất đất nước; còn chúng ta đẩy nhanh tiến độ dự án, cùng lắm chỉ đổ mồ hôi thôi. Tăng ca, tăng kíp, không lý do gì không thực hiện được. Ý kiến chỉ đạo này tạo dấu ấn rất mạnh đối với những người trực tiếp thi công dự án như chúng tôi" - ông Trần Văn Thi chia sẻ.Đồng thời, nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ toàn thể các tổ chức, cá nhân tham gia DATP1A hưởng ứng và tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc" để chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, Ban QLDA Mỹ Thuận cùng các nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát DATP1A quyết tâm phát động và ký kết giao ước thi đua 60 ngày đêm đưa dự án vượt tiến độ 4 tháng.Theo đó, tính từ hôm nay (2.3), các đơn vị sẽ có 60 ngày để hoàn thành toàn bộ cầu Nhơn Trạch cùng cơ bản công tác thảm bê tông nhựa của đoạn đường dẫn trước 26.4; thông xe kỹ thuật toàn bộ 8,22 km tuyến của DATP1A vào 27.4.Theo chủ đầu tư, để có thể đạt được nội dung giao ước thi đua và các mục tiêu phấn đấu nêu trên, bên cạnh sự tập trung, huy động tối đa các nguồn lực, sự nỗ lực, sáng tạo, vượt khó, thi công 3 ca 4 kíp xuyên ngày nghỉ, xuyên lễ, liên tục 60 ngày đêm của các nhà thầu, tư vấn và sự chủ động, quyết liệt của chủ đầu tư thì sự phối hợp xử lý kịp thời các hạng mục công việc liên quan của Cục Quản lý đầu tư xây dựng, sự phối hợp chặt chẽ của Ban giao thông TP.HCM và Ban giao thông tỉnh Đồng Nai đóng vai trò đặc biệt quan trọng."Chúng tôi quyết tâm, đồng hành với các đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công hoàn thành đúng các nội dung đã giao ước thi đua của DATP 1A. Đồng thời, cũng rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời của Bộ Xây dựng, các địa phương, nhà tài trợ và người dân trong thời gian tới" - ông Trần Văn Thi nói.Tại buổi lễ ký kết, ông Koo Ja Kyoung, Giám đốc dự án CW1, nhà thầu Kumho E&C thông tin: Ban đầu, đơn vị gặp nhiều khó khăn do nhận mặt bằng chậm trễ nên phải khắc phục bằng cách huy động máy móc, nhân công để theo kịp tiến độ. Bên cạnh đó, quá trình thi công cũng gặp không ít thách thức, song, nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình, kịp thời của chủ đầu tư, đến nay gói thầu đã vượt tiến độ. Phía nhà thầu cam kết sẽ nỗ lực, hoàn thành các hạng mục để đưa dự án về đích vào 30.4.Tương tự, phía nhà thầu gói CW2, Ban điều hành dự án thành phần 1, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai... cùng khẳng định sẽ huy động mọi nguồn lực, nỗ lực, quyết tâm thực hiện mục tiêu chung để đạt mục tiêu kết nối giữa TP.HCM với tỉnh Đồng Nai trong 60 ngày tới.TP.HCM nóng như 'chảo lửa'
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?
Chờ 14 năm, Apple mới có thể đưa ứng dụng phổ biến đến iPad
Các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, áp xe tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt có thể gây sốt. Khác với các sốt thông thường, sốt do những bệnh này sẽ kéo dài không khỏi, đồng thời kèm theo các triệu chứng như có máu trong nước tiểu hay tinh dịch, đau vùng chậu, lưng dưới hay yếu cơ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Trong khi đó, căn bệnh nghiêm trọng nhất là ung thư tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt gây ra các triệu chứng tương tự như phì đại tuyến tiền liệt, chẳng hạn như khó tiểu, tiểu yếu, tiểu đau, tăng tần suất đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Không giống như phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt có thể gây sụt cân.Ung thư tuyến tiền liệt gây sốt nhưng đây không phải là triệu chứng phổ biến của bệnh. Nhiều nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt sẽ không bị sốt. Tuy nhiên, bệnh hành sốt là do các tế bào ung thư phát triển và chặn dòng nước tiểu, dẫn đến tắc nghẽn nước tiểu và gây nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm tuyến tiền liệt.Trong một số trường hợp, ung thư tuyến tiền liệt tiết ra một số protein hoặc hoóc môn khiến hệ miễn dịch tấn công thần kinh hoặc các cơ quan khác. Tình trạng này gọi là hội chứng cận ung thư.Hơn nữa, người bệnh cũng có thể bị sốt nếu ung thư tuyến tiền liệt lan sang bộ phận khác của cơ thể. Bệnh không được điều trị có thể di căn đến tuyến thượng thận, xương, gan hoặc phổi. Hệ quả là dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe như gãy xương, khó thở, vàng da và sốt. Ngoài ra, sốt có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn hóa trị.Nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ cao bị phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Những người có tiền sử gia đình ung thư tuyến tiền liệt thì cũng có nguy cơ mắc loại ung thư này cao hơn. Nguyên nhân là do họ có thể sở hữu gien làm tăng nguy cơ mắc bệnh như BRCA1, BRCA2 hay HOXB13. Ngoài ra, người thừa cân, béo phì, ít vận động, rối loạn tuyến giáp, tiểu đường hay huyết áp cao cũng dễ gặp vấn đề về tuyến tiền liệt hơn người bình thường, theo Healthline.
Mới đây Tổng bí thư Tô Lâm có bài viết Học tập suốt đời. Trong bài viết, có những nội dung quan trọng như: "Học tập suốt đời không phải là vấn đề mới. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: "… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm" ; " Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình". Tổng bí thư Tô Lâm cũng viết: "Học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...".Thực tế trong đời sống hàng ngày, có nhiều tấm gương học tập suốt đời rất ngưỡng mộ. Thanh Niên Online giới thiệu tới bạn đọc những câu chuyện đẹp của lòng ham học, ý chí tự học suốt đời, không có giới hạn của tuổi tác, công việc, vai trò của những người dân trong xã hội.Ở ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM, nhiều người biết cụ ông Đoàn Hoàng Hải, cán bộ hưu trí, nguyên là Phó giám đốc Bưu điện TP.HCM. Ngày ngày ông đạp chiếc xe đạp giản dị đi họp tổ dân phố, vận động bà con giữ gìn vệ sinh khu dân cư, vận động bà con đóng góp để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ấp 20 hay công trình chống ngập...Cụ ông Đoàn Hoàng Hải năm nay đã 75 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, mới lấy bằng tiến sĩ năm 2024 - ở tuổi 74, ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Trà Vinh. Hành trình lấy bằng tiến sĩ của cụ ông U.80 đầy sự nỗ lực."Là nghiên cứu sinh tiến sĩ từ năm 2018, tháng nào tôi cũng bắt xe khách để đi đi về về giữa TP.HCM và Trà Vinh để học tập, nghiên cứu, làm việc với các tiến sĩ, giáo sư hướng dẫn của mình. Tôi làm luận án tiến sĩ chủ đề "Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn TP.HCM". Trong quá trình học, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giãn cách xã hội, việc di chuyển, học tập gặp không ít khó khăn, dù vậy tôi vẫn quyết tâm vượt qua, để lấy bằng tiến sĩ vào ngày 3.8.2024", ông kể.Ngày nhận bằng tiến sĩ với ông Đoàn Hoàng Hải là ngày không thể nào quên. Tại hội trường Trường ĐH Trà Vinh, đại diện cho 7 tân tiến sĩ và 408 tân thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp, ông có bài phát biểu đầy cảm xúc.Ông nói: "Chúng tôi muốn dành tặng sự thành công bước đầu này của bản thân cho gia đình và những người thân yêu nhất. Bởi đằng sau đó là sự hy sinh thầm lặng của những người cha, người mẹ, người vợ, người chồng, người con gái, con trai, con dâu, con rể, cháu nội cháu ngoại và những anh chị em đồng nghiệp, của những tân thạc sĩ, tiến sĩ. Hơn ai hết, chính họ đã tạo động lực để chúng tôi vượt qua khó khăn, chinh phục ước mơ và chạm đến mục tiêu mà chúng tôi từng mơ ước".Cụ ông nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 74 nói: "Tôi không bằng lòng và thỏa mãn với những thành tích đạt được, bởi vì kiến thức là bầu trời mênh mông, ngạn ngữ có câu 'Những gì ta biết chỉ là một giọt nhỏ, còn những gì ta chưa biết là cả một đại dương...'.Cụ ông Đoàn Hoàng Hải từng làm nhiệm vụ tại đội thông tin vô tuyến điện tỉnh đội Bến Tre, trực tổng đài Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ. Bị thương trong chiến tranh, hỏng một bên mắt, là thương binh tỷ lệ thương tật 76% nhưng ông luôn không ngừng. cố gắng trong học tập, công tác.Ông công tác tại Bưu điện TP.HCM tới năm 2011 thì nghỉ hưu, sau đó ông vẫn chưa cho phép mình nghỉ lao động một ngày nào. Đã có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ quản lý hành chính công của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ lúc còn công tác tại Bưu điện TP.HCM, ông vẫn tranh thủ các thời gian có thể để đi học chứng chỉ lý luận dạy đại học, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.... Nhiều năm qua, ông là giảng viên thỉnh giảng một số môn học của các trường đại học. Đặc biệt, từ năm 2024, sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông trở thành giảng viên cơ hữu Trường ĐH Công thương TP.HCM, dạy các môn như quản trị nguồn nhân lực, quản trị học. Đồng thời, ông vẫn đang dạy các môn tinh thần khởi nghiệp, quản trị văn phòng tại Trường ĐH Gia Định.Nhà ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, để tới được Trường ĐH Công thương TP.HCM ở quận Tân Phú, cụ ông 75 tuổi phải thức dậy từ sớm, để 5 rưỡi xuất phát từ nhà đi tới trạm xe buýt, di chuyển 2 chuyến xe buýt và bắt thêm một chặng xe ôm công nghệ nữa để tới được trường. Nhà xa, tuổi cao, nhưng chưa bao giờ cụ ông đi dạy trễ. Sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM rất quý mến vị giảng viên đáng kính với nhiều kiến thức sâu sắc trong cả lý luận và thực tiễn. Trên giảng đường, các bạn gọi "thầy", nhưng tan học, các bạn trẻ vây quanh ông và trìu mến gọi ông bằng "ông ngoại", "ông nội".Tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải khuyến khích sinh viên nghiên cứu trước các tài liệu, các vấn đề trong thực tiễn rồi sau đó lên giảng đường cùng thảo luận nhóm, đặt câu hỏi với giảng viên để hiểu sâu hơn vấn đề. Giữa các học kỳ, ông thường hỏi lại sinh viên phương pháp giảng dạy của mình có ổn không, còn điều gì các em sinh viên thấy giảng viên cần thay đổi để tốt hơn. "Tôi luôn lắng nghe sinh viên để biết rằng mình còn cần phải nỗ lực thêm ở đâu, thay đổi chỗ nào để giảng dạy tốt hơn nữa. Dù ở lứa tuổi nào, thì tôi nghĩ rằng người thầy vẫn luôn cần lắng nghe tiếng nói của các bạn sinh viên. Tôi cũng muốn cho các cháu sinh viên thấy rằng mình luôn chăm chỉ học hành, lao động, cống hiến cho xã hội dù đã 75 tuổi, để truyền cảm hứng tự học, tích cực học tập suốt đời cho các bạn", cụ ông là giảng viên Trường ĐH Công thương TP.HCM bày tỏ.Ông Đoàn Hoàng Hải có một chiếc bảng trắng để ở phòng làm việc, trên đó ghi dày đặc lịch làm việc từ thứ hai tới chủ nhật, từ sáng tới tối. Từ việc tự học, đi dạy ở các trường đại học tới việc họp hành ở ấp, xã, họp với hội đồng hương và nhiều câu lạc bộ, để làm các chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo quê hương Bến Tre, tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi...Cụ ông là Bí thư chi bộ ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Phó ban thường trực Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP.HCM khoe chỉ riêng trong năm 2024 ban đã vận động các nhà hảo tâm, các đơn vị, doanh nghiệp hảo tâm được 210 tỉ đồng để xây cầu, làm nhà tình nghĩa... cho bà con nghèo ở Bến Tre.Bên cạnh đó, cụ ông còn là Phó chủ nhiệm CLB truyền thống kháng chiến khối thông tin giao bưu T.Ư cục miền Nam; Trưởng ban liên lạc ban thông tin vô tuyến điện khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2025 ông và các đồng đội có rất nhiều hoạt động như viếng nghĩa trang liệt sĩ đã hy sinh, thăm hỏi những thương binh, những đồng đội xưa...Cụ ông 75 tuổi đang có 9 đứa cháu nội, ngoại, cháu nào học cũng giỏi. Hàng tháng, gia đình luôn có buổi gặp mặt con cháu, mọi người tề tựu đông đủ để sinh hoạt gia đình, cụ ông và cụ bà hỏi chuyện, nhắc nhở, khen thưởng, động viên các cháu học hành. Cụ ông bộc bạch: "Một trong những động lực giúp tôi luôn nỗ lực học tập, học tập suốt đời đó là để luôn thấy mình có ích, đóng góp, cống hiến được cho xã hội, làm gương được cho các cháu sinh viên mà mình đang dạy học và trước hết, là làm gương cho chính các con, các cháu tôi. Con trai tôi cũng đang học lên tiến sĩ giống tôi, còn các cháu tôi khi thấy ông nội, ông ngoại của chúng luôn chăm chỉ học hành dù tuổi đã cao thì các cháu cũng sẽ nỗ lực học tập hết mình, gặp khó khăn cũng không dễ dàng bỏ cuộc".
Ô tô điện Trung Quốc: 'Trăm hoa đua nở' nhưng mùa xuân có đến?
Theo thông tin từ Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) - đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện, thời gian thi công đường hoa Nguyễn Huệ sẽ diễn ra từ 7 giờ 9.1.2025 đến 12 giờ 27.1.2025.Kể từ lần thực hiện đầu tiên vào năm 2004, đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2025 đã bước sang tuổi 22. Với chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa", đường hoa năm nay được phân thành 3 phân đoạn "Kết đoàn", "Chuyển mình" và "Phát triển", thể hiện những chặng đường lịch sử của dân tộc Việt Nam.Đại diện đơn vị tổ chức cho biết trong số 12 con giáp, rắn là loài bò sát có máu lạnh và là một loài "đa tính cách" tồn tại đan xen. Nhắc đến rắn, ta thường cảm thấy có chút không an toàn, nhưng ở khía cạnh khác, rắn lại mang đặc tính linh hoạt, giỏi ứng biến hoặc như ngành y sử dụng biểu tượng hình ảnh một con rắn quấn mình quanh một cây gậy và đằng sau biểu tượng này là một truyền thuyết đặc biệt. Vượt qua những thử thách này, đơn vị thiết kế đã chăm chút, sáng tạo nên hình tượng linh vật của năm Ất Tỵ thành một tác phẩm nghệ thuật, nhẹ nhàng, uyển chuyển.Bên cạnh những linh vật ấn tượng, thiết kế đại cảnh có diện tích lớn, chiếm gần như toàn bộ chiều ngang đường hoa thường được sử dụng những năm gần đây đã mang lại hiệu quả tích cực, được khách tham quan yêu thích. Đại cảnh quy mô lớn giúp khách tham quan cảm nhận rõ hơn nghệ thuật chế tác, nghệ thuật tạo hình ở bên ngoài và bên trong đại cảnh.Với sự đa dạng về thiết kế, hình ảnh và nét đặc trưng văn hóa cổ truyền dịp năm mới của mỗi quốc gia được phô diễn đặc sắc, hứa hẹn mang đến cho khách tham quan Đường hoa năm nay nhiều khám phá thú vị, góc "check-in" lưu giữ hình ảnh đặc trưng, chỉ có tại đường hoa Nguyễn Huệ 2025.